ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐAU NHỨC THẦN KINH HẬU HERPES
Chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (postherpetic neuralgia – PHN) th́ hầu như rất khó điều trị. Sau khi chứng đau nhức này phát triển, bệnh nhân có thể cần đến nhiều phương pháp điều trị của các chuyên khoa khác nhau, mà có thể bao gồm bác sĩ chuyên trị đau nhức (pain specialist), bác sĩ tâm lư (psychiatrist: bác sĩ khoa tâm thần), bác sĩ gia đ́nh, và các chuyên gia y tế khác.
Các hướng dẫn điều trị cho chứng đau nhức thần kinh hậu herpes của Hiệp Hội Khoa Thần Kinh Hoa Kỳ (American Academy of Neurology – AAN) đề xuất:
Các Hợp Chất Bôi (Thoa, Dán) Trên Da Điều Trị Chứng Đau Nhức Thần Kinh Hậu Herpes
Thuốc Giảm Đau Dạng Thoa (Bôi, Dán) Trên Da. Các loại kem, thuốc dán, hoặc gel có chứa nhiều hợp chất giúp giảm đau.
- Lidocaine và Các Loại Thuốc Thuốc Dán Gây Tê Khác. Một loại thuốc dán chứa lidocaine gây tê (Lidoderm) được chấp thuận sử dụng đặc trị cho chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Bệnh nhân có thể sử dụng từ 1 đến 4 miếng thuốc dán trong ṿng 24 giờ. Một loại thuốc dán khác (EMLA) chứa lidocaine và prilocaine, một loại thuốc dán gây tê thứ hai. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là nổi đỏ và phát ban trên da.- Capsaicin (Zostrix) được bào chế từ thành phần hoạt tính trong ớt. Một dạng dầu cao (ointment) được chấp thuận sử dụng cho chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Tuy nhiên, loại dầu cao này không mấy hiệu quả. Một dạng miếng thuốc dán có liều lượng thuốc cao hơn mức b́nh thường có thể có hiệu quả cao hơn. Bệnh nhân phải chờ cho đến khi các mụn nước hoàn toàn khô và đang bong ra khỏi da th́ mới nên dùng dầu cao capsaicin. Bệnh nhân (hoặc người nhà) nên sử dụng găng tay khi bôi (thoa) loại dầu cao này lên những khu vực da bị ảnh hưởng 3 hoặc 4 lần mỗi ngày. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nóng rát khi sử dụng loại dầu cao này lần đầu tiên, nhưng sau vài lần sử dụng cảm giác nóng rát này sẽ biến mất. Có thể mất khoảng 6 tuần th́ bệnh nhân mới cảm thấy được hiệu quả đầy đủ của loại dầu cao này, và có khoảng 1 phần 3 số bệnh nhân không chịu được cảm giác nóng rát này.- Thuốc Aspirin Bôi (Thoa, Dán) Trên Da. Loại thuốc này, có tên hóa học là triethanolamine salicylate (Aspercreme), có thể giúp giảm đau.- Các Dạng Thuốc Chứa Menthol. Các loại thuốc bôi (thoa, dán) trên da chứa menthol, chẳng hạn như high-strength Flexall 454, có thể giúp ích được cho bệnh nhân.
Các Hợp Chất Làm Mát Da (Skin Coolant). Ethyl chloride (Chloroethane) và fluori-methane là các chất hóa học có tác dụng làm mát các mạch máu ở da. Các loại thuốc xịt chứa các chất hóa học này không phải là các chất gây tê, nhưng được sử dụng để làm cho các khu vực da nhạy cảm không hoạt động. Để sử dụng thuốc xịt, bệnh nhân phải ở trong tư thế thoải mái. Thuốc xịt được lật ngược lại (đầu b́nh xịt hướng xuống dưới), cách khu vực da được xịt thuốc khoảng 12 – 18 inch (30 – 46 cm). Nếu thuốc được xịt vào khu vực đầu, bệnh nhân phải che mặt lại.
Các Loại Thuốc Chống Trầm Cảm Tricyclic
Các thuốc chống trầm cảm tricyclic giúp giảm đau cho khoảng 2 phần 3 các bệnh nhân. Các loại thuốc này không chỉ giúp hạ giảm t́nh trạng trầm cảm, mà có thể thường thấy ở các bệnh nhân bị biến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes, mà một số loại thuốc tricyclic c̣n đặc biệt có thể chặn các kênh natri, các kênh này đóng vai tṛ quan trọng trong việc gây đau nhức liên quan đến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Nortriptyline (Pamelor, Aventyl), amitriptyline (Elavil, Endep), và desipramine (Norpramin) là các loại thuốc tiêu chuẩn chống trầm cảm.
Các loại thuốc này có thể sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân bắt đầu sử dụng trong năm đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Các loại thuốc này có thể cần đến vài tuần để có được hiệu quả đầy đủ. Các thuốc này không có tác dụng khả quan đối với các bệnh nhân bị t́nh trạng đau rát hoặc bị đau khi chạm nhẹ vào (allodynia).
Một cách đáng tiếc là, các loại thuốc tricyclic có các tác dụng phụ mà có thể rất nghiêm trọng ở những người cao tuổi, đây là nhóm bệnh nhân có nhiều khả năng bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Thuốc desipramine và nortriptyline có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc amitriptyline, và được ưa chuộng sử dụng cho các bệnh nhân cao tuổi. Các tác dụng phụ bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón, choáng váng, đi tiểu khó, rối loạn nhịp tim, và huyết áp hạ đột ngột khi đứng lên.
Các Loại Thuốc Chống Co Giật
Một số loại thuốc chống co giật (anticonvulsant drug) có tác dụng chặn các tế bào thần kinh bị kích thích quá mức, và có thể có lợi cho các bệnh nhân bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. (Các loại thuốc chống co giật c̣n được gọi là anti-seizure drug).
Gabapentin. Gabapentin (Neurontin) là loại thuốc chống co giật đầu tiên được chấp thuận điều trị cho chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Các nghiên cứu cho thấy rằng các loại thuốc này giúp giảm đau đáng kể cho các bệnh nhân bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes, và giúp giảm bớt việc sử dụng các loại thuốc opioid (thuốc giảm đau có đặc tính an thần). Nhiều bệnh nhân báo cáo về chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện, bao gồm việc ngủ ngon hơn. Gabapentin cũng cho thấy triển vọng giảm đau nhức do cơn phát bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời ḅ) cấp tính gây ra khi phối hợp với thuốc valacyclovir.
Các tác dụng phụ bao gồm phát ban ở da, trạng thái tinh thần thay đổi hoặc có ư định tự tử, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, sưng, và khó tiêu (khó chịu bao tử). Một số người bị rối loạn thị giác, ù tai, bị kích động, hoặc có những động tác bất thường khi hàm lượng thuốc lên cao nhất. Các tác dụng phụ này có thể ít ảnh hưởng đến những người cao tuổi có nguy cơ bị té ngă. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân cao tuổi, thuốc gabapentin tương đối an toàn hơn các loại thuốc chống trầm cảm tricyclic.
Thuốc Pregabalin. Thuốc pregabalin (Lyrica) cũng giống thuốc gabapentin. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ và chóng mặt.
Các Loại Thuốc Chống Co Giật Khác. Các hướng dẫn của hiệp hội AAN Hoa Kỳ không t́m thấy đầy đủ chứng cứ để đề xuất bệnh nhân sử dụng thuốc carbamazepine (Tegretol).
Các Loại Thuốc Opioid và Giống Opioid
Các Loại Thuốc Opioid. Các bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng, và không có hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm tricyclic, có thể phải cần đến các loại thuốc opioid có đặt tính giảm đau mạnh. Các loại thuốc này có thể được uống bằng miệng hoặc được sử dụng dưới dạng miếng dán ở da. Oxycodone là một loại thuốc opioid tiêu chuẩn để điều trị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Thuốc morphine cũng có thể được sử dụng. Methadone (Dolophine) cũng có thể giúp được cho bệnh nhân. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc opioid là táo bón, cảm giác buồn ngủ, và khô miệng.
Thuốc Tramadol. Tramadol (Ultram) là một loại thuốc giảm đau, từng được sử dụng thay thế cho các loại thuốc opioid. Nó có các đặc tính giống thuốc opioid, nhưng không gây nghiện. (Tuy nhiên, có các trường hợp được báo cáo phụ thuộc vào thuốc và lạm dụng thuốc). Thuốc này có thể gây buồn nôn nhưng không gây ra các rối loạn nghiêm trọng ở đường ruột như các thuốc kháng viêm không steroid tạo ra. Các nghiên cứu cho thấy thuốc này có thể rất có lợi cho các bệnh nhân bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes, đặc biệt đối với những người bị các chứng bệnh tim, hoặc các chứng bệnh khác làm hạn chế tác dụng của các loại thuốc chống trầm cảm.
Các Phương Pháp Điều Trị Khác
Các Loại Thuốc Kháng Virut. Các nhà nghiên cứu đang điều tra xem trị liệu bằng các loại thuốc kháng virut có thể giúp hạ giảm t́nh trạng đau nhức liên quan đến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes không.
Phẫu Thuật. Một số phương pháp giải phẫu ở năo hoặc ở tủy sống được thực hiện nhằm cố gắng ngăn chặn các trung tâm thần kinh liên quan đến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Tuy nhiên, các phương pháp này tạo ra nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn, do đó nên được thực hiện khi các phương pháp khác đều thất bại và khi bệnh nhân bị đau nhức quá nghiêm trọng. Đa số các nghiên cứu cho thấy rằng, phẫu thuật không giúp ǵ cho việc giảm đau liên quan đến chứng đau nhức thần kinh hậu herpes.
Các Phương Pháp Trị Liệu Tâm Lư
Các Phương Pháp Giảm Stress. Một số phương pháp thư giăn và giảm stress có thể giúp ích cho việc quản lư t́nh trạng đau nhức măn tính. Các phương pháp này bao gồm thiền, các bài tập hít thở sâu, phản hồi sinh học, và thả lỏng cơ. Các phương pháp này có thể áp dụng cho các bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng do nhiễm trùng cấp tính hoặc do chứng đau nhức thần kinh hậu herpes lâu dài gây ra
Trị Liệu Hành Vi Nhận Thức. Trị liệu hành vi nhận thức (behavioral cognitive therapy) đang chứng tỏ có hiệu quả trong việc nâng cao niềm tin của bệnh nhân vào khả năng đối phó với t́nh trạng đau nhức của bản thân. Khi sử dụng các phương pháp đặc biệt và tự quan sát, các bệnh nhân dần dần thay đổi tư tưởng bất di bất dịch cho rằng, họ không có hy vọng vượt qua được t́nh trạng đau nhức khống chế cuộc sống của họ bằng tư tưởng cho rằng họ có thể kiểm soát được t́nh trạng này. Khả năng chuyên môn của các chuyên gia trị liệu là điều quan trọng để phương pháp trị liệu được thành công.
Các Phương Pháp Trị Liệu Thay Thế
Nhiều người bị đau nhức măn tính, chẳng hạn như đau nhức thần kinh hậu herpes, đă quay sang t́m kiếm các phương pháp trị liệu thay thế để được giảm đau. Bên cạnh phương pháp thôi miên, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng các phương pháp thay thế này giúp ích được cho chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Châm cứu là một trong số các phương pháp trị liệu thay thế mà chưa có bằng chứng cho thấy giúp ích cho chứng đau nhức này.An Na sưu tầm (Phần 5 hết)