ĐIỀU TRỊ CƠN PHÁT BỆNH ZONA CẤP TÍNH
Các mục tiêu điều trị cơn phát bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời ḅ) cấp tính bao gồm:
- Giảm đau- Giảm t́nh trạng khó chịu- Gia tăng quá tŕnh làm lành các mụn nước- Ngăn ngừa bệnh lây truyền
Các loại thuốc không cần toa bác sĩ (over-the counter) thường có hiệu quả trong việc giảm đau do cơn bệnh tấn công. Các loại thuốc kháng virut (acyclovir và các nhăn hiệu khác), các loại thuốc corticosteroid uống bằng miệng, hoặc thỉnh thoảng cả hai loại thuốc này được cho các bệnh nhân bị các triệu chứng nghiêm trọng sử dụng, đặc biệt nếu như họ lớn tuổi và có nguy cơ bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes (postherpetic neuralgia – PHN). Ngoài ra, các trị liệu tâm lư cũng có thể rất hiệu quả trong việc đối phó và hạ giảm các tác hại của t́nh trạng đau nhức.
Các Phương Pháp Trị Liệu Bệnh Zona Tại Nhà
Sử Dụng Túi Lạnh. Đắp (chườm) các túi lạnh được ngâm trong dung dịch Burrow (được bán không cần toa bác sĩ) và tắm nước mát có thể giúp làm dịu các mụn nước. Điều quan trọng là không được làm vỡ các mụn nước, v́ như vậy có thể gây nhiễm trùng. Các bác sĩ khuyên các bệnh nhân KHÔNG nên đắp túi nóng (hoặc tắm nước ấm), v́ như vậy sẽ làm gia tăng mức độ ngứa. Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng, và dùng bông băng sạch che lại khu vực bị ảnh hưởng (không nên băng quá chặt).
Giảm Ngứa. Thông thường, để ngăn ngừa hoặc làm giảm ngứa, các phương pháp trị liệu tại nhà cũng được tiến hành tương tự như các phương pháp được sử dụng với bệnh thủy đậu. Bệnh nhân có thể thử sử dụng các loại thuốc kháng histamin (đặc biệt là Benadryl), tắm bột yến mạch (oatmeal), và sử dụng kem dưỡng da calamine.
Các Loại Thuốc Giảm Đau Không Cần Toa Bác Sĩ. Đối với cơn phát bệnh zona cấp tính, các bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau (pain reliever) không cần toa bác sĩ:
- Trẻ em nên sử dụng thuốc acetaminophen. (Bệnh zona rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em).- Người thành niên có thể sử dụng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDs) khác, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, hoặc các nhăn hiệu khác). Tuy nhiên, các phương pháp trị liệu này sẽ không có hiệu quả đối với chứng đau nhức thần kinh hậu herpes.
Các Nhóm Thuốc Nucleoside Analogues và Các Loại Thuốc Kháng Virut Khác
Các Nhóm Thuốc Nucleoside Analogue. Các nhóm thuốc được bào chế để chống lại virut varicella-zoster là các loại thuốc có tên nucleoside analogue, hoặc guanosine analogue. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn virut sinh sản. Các loại thuốc này thực sự không thể tiêu diệt được virut và chữa khỏi chứng bệnh này, nhưng chúng có thể giúp hạ giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của cơn bệnh tấn công, thúc đẩy quá tŕnh lành bệnh, và rút ngắn thời gian bệnh. Các loại thuốc này cũng có thể giúp hạ giảm nguy cơ bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes.
Các thuốc kháng virut này thường được sử dụng trong ṿng 7 ngày. Để có kết quả tốt nhất, các loại thuốc này nên được sử dụng trong ṿng 72 giờ sau khi bị nhiễm bệnh. Sử dụng thuốc càng sớm (kịp thời) th́ hiệu quả càng cao, nhưng chúng vẫn có thể có hiệu quả nếu được sử dụng sau 3 ngày. Sử dụng phối hợp thuốc kháng virut với các loại thuốc khác, chẳng hạn như các loại thuốc chống trầm cảm tricyclic (tricyclic antidepressant) hoặc thuốc chống co giật (anticonvulsant drug), đang được điều tra nghiên cứu.
Thuốc acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir), và valacyclovir (Valtrex) được chấp thuận để điều trị bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời ḅ) ở Hoa Kỳ. Acyclovir là loại thuốc được sử dụng lâu đời nhất, và được nghiên cứu nhiều nhất trong số các loại thuốc này, nhưng thuốc famciclovir (Famvir) hoặc thuốc valacyclovir (Valtrex), cả hai được chuyển hóa thành acyclovir, hiện nay được ưa chuộng sử dụng để điều trị bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời ḅ) ở đa số bệnh nhân, bởi v́ hai loại thuốc này đ̣i hỏi sử dụng ít liều lượng mỗi ngày hơn so với thuốc acyclovir (sử dụng 5 lần mỗi ngày).
Bởi v́ bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời ḅ) có xu hướng thuyên giảm khá nhanh ở người thành niên trẻ tuổi, các loại thuốc này tương đối quan trọng hơn đối với các bệnh nhân có nhiều nguy cơ nhất bị các các biến chứng hoặc bị t́nh trạng đau nhức kéo dài. Nhóm bệnh nhân này bao gồm:
- Những người cao tuổi- Những người bị nhiễm bệnh gây nguy hiểm đến mắt- Các bệnh nhân có kết quả HIV dương tính hoặc bị suy yếu hệ miễn dịch do các t́nh trạng khác gây ra- Các bệnh nhân bị nhiễm bệnh lây lan trên một diện tích lớn hơn b́nh thường ở da- Những người bị đau nhức rất nghiêm trọng
Các loại thuốc này hầu như có ít hoặc hoàn toàn không có tác dụng gây hại đến các tế bào khỏe mạnh, và có thể đi vào phần lớn các tổ chức mô của cơ thể, bao gồm dịch thần kinh trung ương (cerebrospinal fluid). Cho đến nay, có bằng chứng cho thấy rằng các loại thuốc này có thể an toàn sử dụng cho các phụ nữ đang mang thai.
Các loại thuốc nucleoside analogue có thể có các tác dụng phụ như phát ban, nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể bị run, buồn nôn và nôn mửa. Các cơn co giật là một tác dụng phụ rất hiếm xảy ra. Các bệnh nhân, bị SIDA (AIDS) hoặc có các chứng bệnh khác làm suy yếu hệ miễn dịch, sẽ có nhiều nguy cơ bị tổn hại thận và bị chứng huyết khối (máu đóng cục).
Thuốc Foscarnet. Thuốc foscarnet (Foscavir) là một loại thuốc kháng virut mạnh được biết đến với tên gọi pyrophostphate analogue. Thuốc này được sử dụng trong những trường hợp các chủng virut varicella-zoster phát triển tính đề kháng với thuốc acyclovir và các loại thuốc tương tự. Được truyền qua tĩnh mạch, loại thuốc này có thể có các tác dụng độc hại. Nó có thể làm suy yếu chức năng thận (tạm thời) và gây ra các cơn co giật. Các tác dụng phụ phổ biến là sốt, buồn nôn và nôn mửa. Thuốc này cũng có thể gây lở loét ở các bộ phận sinh dục. Tương tự các loại thuốc khác, loại thuốc này không chữa khỏi bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời ḅ).
Thuốc Brivudin. Brivudin (Helpin, Zoster), một loại thuốc kháng virut, không được lưu hành ở Hoa Kỳ. Thuốc này chỉ cần sử dụng mỗi ngày một lần.
Các Loại Thuốc Corticosteroid Uống Bằng Miệng
Các loại thuốc corticosteroid uống bằng miệng, bao gồm prednisolone hoặc prednisone, là các loại thuốc kháng viêm mạnh. Hai loại thuốc này có thể giúp giảm đau trong 2 tuần đầu sau khi bị cơn phát bệnh nếu sử dụng phối hợp với thuốc acyclovir hoặc một loại thuốc nucleoside analogue khác. (Hai loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng nếu không phối hợp với một loại thuốc nucleoside analogue). Chúng cũng có lợi trong việc cải thiện các triệu chứng của chứng tê liệt Bell (Bell’s palsy) và hội chứng Ramsay Hunt (Ramsay Hunt syndrome). Các loại thuốc corticosteroid hầu như không có khả năng ngăn ngừa cơn phát bệnh zona thứ hai hoặc hạ giảm nguy cơ bị chứng đau nhức thần kinh hậu herpes. Thuốc corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó các bệnh nhân nên sử dụng thuốc corticosteroid uống bằng miệng với liều lượng thấp, trong một thời gian ngắn, nếu như có thể. (Tuy nhiên, các loại thuốc corticosteroid được tiêm hoặc được truyền qua tĩnh mạch có thể có tác dụng thuyên giảm chứng đau nhức thần kinh hậu herpes mà không bị các phản ứng phụ nghiêm trọng).An Na sưu tầm (Phần 4)