Dược liệu: Mật gấu, trầm hương, quế chi, bồ bồ, kinh giới, gừng, vòi voi, cam thảo, dây cứt quạ, dây cù đèn, rể nhàu, rễ duối, rễ gấc,
Công năng: Giải phong tà, trừ thấp độc, tiêu thủy trọc, chỉ huyết, chỉ thông. tiêu viêm, sinh tần bì...
Bài thuốc gia bảo này được lưu truyền cho con cháu trên 3 đời, điều may mắn là cho đến hôm nay chúng tôi còn gìn giữ được. Mấy mươi năm chiến tranh loạn lạc nó đã bị quên lãng, bây giờ soạn ra xem lại, nhận thấy hữu ích cho mọi người, mọi nhà, chúng tôi ra sức tìm kiếm các vị thuốc để bào chế phương Rượu xoa bóp này. Hiện nay công việc tìm kiếm dược liệu (Nam dược) thật là khó nhọc nhưng bù đắp lại, bài thuốc có hiệu năng rất lớn, đã đem lại cho chúng tội niềm an ủi và phấn khởi. Tuy vậy, mọi việc không có gì tuyệt đối, chúng tôi sẽ cố gắng hơn để bài thuốc được hoàn chỉnh hơn, với tậm niệm góp phần nhỏ trong việc Phòng Chống Bệnh Tật
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ:
· Cảm nhiễm – Ho – Sổ mũi – Nhức đầu:
Dùng rượu để đánh gió bằng tay (không dùng vật cứng). Cảm nhiễm không ra mồ hôi nhiều thì nấu nước sôi đổ vào 2 – 3 muỗng canh Rượu để xông hơi. Cảm sốt ra mồ hôi nhiều thì không được xông.
· Viêm họng – Khàn tiếng – Viêm miệng lưỡi:
Chấm rượu hoặc hòa 20 giọt trộn 1 chút nước dể ngâm, nhớ dùng rượu xoa vùng cổ phía trước, sau gáy để giải phong nhiệt.
· Nhưc gân xương – Phong tê – Thấp khớp – Bại liệt;
Dùng rượu xoa bóp nhiều lần vùng bị đau nhức, bị tê (hơ lửa). Rất tốt cho người già yếu bị đau lưng, khớp xương, tê lạnh chân tay, Cần cho người lao động nặng, người tập thể dục, phụ nữ sau khi sinh.
· Chấn thương – Bong gân – Sai khớp – Sưng bầm:
Dùng Rượu xoa bóp mạnh tay vùng chấn thương (hơ lửa), Kết quả tốt trong trường hợp bị gãy xương chân tay sau khi bỏ băng bột rồi mà còn sưng đau, không co duỗi co giản được.
· Cầm máu – Làm lành vết thương:
Rượu này cầm máu rất hữu hiệu. đồng thời mỗi ngày xoa bóp nhiều lần nơi bị chấn thương.
· Đau nhức lỗ tai – Lỗ tai có mùi, nước hôi thối:
Lấy bông gòn ráy sạch mủ trong lỗ tai, sau đó tẩm Rượu này vào bông gòn, nhớ dùng rượu xoa bên ngoài để giải phóng nhiệt (nếu dùng cho trẻ em nên hòa thêm 1 chút nước chín để giảm nồng độ), Chứng viêm mũi thường xoa hít Rượu sẽ thuyên giảm nhiều.
· Nhức răng – Rên đau – Sung hàm – Hôi miệng:
Lấy bong gòn tẩm Rượu nhét vào lổ răng, chấm chà theo chân răng hoặc hòa thêm 1 ít nước để ngậm và nhớ dùng Rượu xoa chà bên ngoài hàm nơi bị đau, để giải phóng nhiệt (nếu dùng cho trẻ em có thể hòa thêm 1 chút nước chín).
· Ghẻ ngứa – Mụn nhọt – Mế đay – Nước ăn chân:
Rửa sạch, lau khô dùng Rượu xoa chà vùng bị ngứa lở, mụn nhọt. Chứng mẩn ngứa toàn thân, mề đay cần áp dụng thêm xông hơ 2 ngày 1 lần (như xông cảm)
· Nấm tóc – Gầu – Chốc lổ trên đầu:
Gội sạch, lau khô, chà Rượu khắp nơi trên đầu. sau đó lấy lược chải đầu nhẹ xuống. Chốc lở có mày phải ra chấm Rượu vào.
· Trúng thực – Đau bụng - Ói mữa – Lạnh chân tay:
Dùng Rượu đánh gió toàn thân bằng tay nhẹ nhàng, xao bóp chân tay cho ấm lên.
Lưu Ý: Để chữa bệnh mỗi ngày cần phải xoa bóp Rượu nhiều lần. Trường hợp bị chấn thương, thấp khớp, đau nhức gân xương cần được phù trợ (hơ lửa). Hơ trực tiếp bằng máy sấy tóc hoặc lấy khăn sạch hơ trên lửa rồi chườm lên nắm bóp nơi đau, tạo nóng ấm nơi đau.
Kính mong quý vị quan tâm đến phần ‘’ hướng dẫn ‘’ này và áp dụng đúng thật đầy đủ, chắc chắn có kết quả tốt.
An Na Đds TRIỀU QUANG
(Rượu xoa hiện đang có)